Trị vì Bột_Hải_Văn_Vương

Trong thời kỳ trị vì của Văn Vương, quan hệ ngoại giao với nhà Đường đã được thiết lập, và nhiều học giả Bột Hải đã đến Trung Quốc để tu học,[1] mở rộng ảnh hưởng của Phật giáoNho giáo tại Bột Hải. Ông cũng củng cố quan hệ với Tân La, thế lực đã thống nhất bán đảo Triều Tiên phía nam Bột Hải, giám át sự phát triển của tuyến thương mại được gọi là Tân La đạo (Hangul: 신라도, Hanja: 新羅道). Bột Hải cũng tăng cường ngoại giao và thương mại với Nhật Bản.

Văn Vương đã vài lần chuyển kinh đô của Bột Hải (Thượng Kinh và Đông Kinh), ổn định và tăng cường quyền quản lý của triều đình trung ương với các bộ lạc thiểu số khác nhau trong vương quốc của mình. Ông cũng cho phép lập ra Trụ tử giám (주자감, Jujagam, 胄子監), học viện quốc gia phỏng theo Quốc tử giám của nhà Đường.

Mặc dù nhà Đường công nhận ông là "vương", nhưng tại Bột Hải ông được gọi là Đại Hưng Bảo Lịch Hiếu Cảm Kim Luân Thánh Pháp Đại Vương (대흥보력효감금륜성법대왕, 大興寶曆孝感金輪聖法大王, Daeheung Boryeok Hyogam Geumryun Seongbeop Daewang), Khả Độc Phu (가독부, 可毒夫, Gadokbu), Thánh Vương (성왕, 聖王, Seongwang) và Cơ Hạ (기하, 基下, Giha),[2] Một số sử gia Triều Tiên coi ông là Thiên tôn và một hoàng đế.[3]

Lăng một công chúa thứ tư của ông, Công chúa Trinh Hiếu, được phát hiện vào năm 1980. Bia mộ công chúa cả của ông, Công chúa Trinh Huệ, cũng đã được tìm thấy.[4]